Truy
tìm căn nguyên của sự thịnh vượng và nghèo đói giữa các quốc gia trên thế giới
là một chủ đề thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội
nói chung và các nhà kinh tế học nói riêng. Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản
là “Tại sao vẫn tồn tại các quốc gia giàu
có với mức thu nhập cao và tiêu chuẩn sống tốt trong khi còn nhiều quốc gia khác
chìm đắm trong nghèo đói và lạc hậu?” nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời
thống nhất mặc dù đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các giả thuyết khác nhau để
cố gắng lý giải thực tế này. Bài viết này tóm lược các quan điểm tranh luận về
căn nguyên cho thịnh vượng và nghèo đói theo phân loại ba nhóm giả thuyết là giải
thuyết địa lý, giả thuyết văn hóa, và giả thuyết thể chế.