Hệ thống phân
loại Journal of Economic Literature (JEL) được áp dụng như là một tiêu chí chuẩn
mực để phân loại lý thuyết kinh tế học hiện nay trên thế giới. JEL giúp xác định
và phân loại chính xác các bài báo được xuất bản, các luận văn, các sách và
giáo trình, các công trình tóm lược sách, và các báo cáo nghiên cứu trong hệ thống
lý thuyết của khoa học kinh tế. Do đó, JEL được nhìn nhận như là một “bản đồ” về
lý thuyết kinh tế học. JEL được thiết lập và phát triển bởi Hiệp hội Kinh tế học
Hoa Kỳ (American Economic Association) và liên tục được cập nhật để phản
ánh sự tiến hóa và thay đổi trong hệ thống lý thuyết kinh tế học đương đại. Cẩm
nang này giới thiệu một cách tổng quát hệ thống phân loại JEL với cập nhật mới
nhất ở hiện tại. Mọi sự thay đổi sẽ tiếp tục được bổ sung trong thời gian tới.
Saturday, December 28, 2013
Tuesday, August 06, 2013
Căn nguyên của thịnh vượng và nghèo đói
Truy
tìm căn nguyên của sự thịnh vượng và nghèo đói giữa các quốc gia trên thế giới
là một chủ đề thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội
nói chung và các nhà kinh tế học nói riêng. Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản
là “Tại sao vẫn tồn tại các quốc gia giàu
có với mức thu nhập cao và tiêu chuẩn sống tốt trong khi còn nhiều quốc gia khác
chìm đắm trong nghèo đói và lạc hậu?” nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời
thống nhất mặc dù đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các giả thuyết khác nhau để
cố gắng lý giải thực tế này. Bài viết này tóm lược các quan điểm tranh luận về
căn nguyên cho thịnh vượng và nghèo đói theo phân loại ba nhóm giả thuyết là giải
thuyết địa lý, giả thuyết văn hóa, và giả thuyết thể chế.
Thursday, April 18, 2013
Climate Change
Climate change has occured through increases in temperature, sea level rises, and changes in rainfall. One of the major reasons of climate change is human activities such as agriculture, and using too much fossil fuels which lead to emissions of greenhouse gases such as carbon dioxide, and methane. In addition, deforestation, population growth, and increases in economic and consumption activities also exacerbate climate change.
Tuesday, April 16, 2013
Chúc mừng Raj Chetty
John Bates Clark Medal năm 2013
được trao cho Raj Chetty, giáo sư kinh tế học tại Đại học Harvard. Chetty thực sự là
một “thiên tài” trẻ tuổi trong giới kinh tế học hiện nay với những đóng góp
trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế học khu vực công (đặc biệt là chính sách thuế, bảo hiểm xã hội, và
giáo dục). Chetty sinh ngày 04 tháng 08 năm 1979 tại Ấn Độ, nhận bằng Tiến sĩ
kinh tế tại Đại học Harvard năm 2003 lúc mới 23 tuổi, và mười năm sau ông nhận John
Bates Clark Medal (2013) lúc 33 tuổi. Bài viết này là bản dịch giới thiệu về những
đóng góp quan trọng của Chetty, giúp ông nhận được John Bates Clark Medal năm
nay từ Hiệp hội Kinh tế học Hoa Kỳ. Mọi sai sót chuyển ngữ thuộc về người dịch.
Một định nghĩa mới về Phát triển bền vững
Phát triển bền vững trong khoảng hơn hai thập kỷ trở lại đây
thường chủ yếu được hiểu theo định nghĩa Brundtland (WECD, 1987):
"Development that meets the needs of the present without
compromising the ability of future generations to meet their own needs."
tạm dịch là:
"Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu
hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai."
Sunday, April 14, 2013
Nghịch lý của chính sách môi trường
“Người gây ô nhiễm phải trả tiền” là một trong
số các nguyên lý quan trọng cho việc xây dựng và áp dụng chính sách môi trường.
Tuy nhiên, trên thực tế điều này lại bị vi phạm thông qua việc trợ cấp cho các
ngành kinh tế thâm dụng nhiên liệu hóa thạch (fossil fuel). Theo thống kê của Tổ
chức Năng lượng Quốc tế IEA, trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch trên toàn thế giới
vào khoảng 523 tỷ USD vào năm 2011, và
con số này đã tăng lên so với quá khứ.
Rõ ràng phát
thải từ các công ty hoạt động trong các ngành thâm dụng nhiên liệu hóa thạch là
một nguyên nhân quan trọng gây nên phát hiệu ứng nhà kính. Các ngành này đã là
một nguồn gây phát thải lớn, và do đó gây thiệt hại nên về nguyên lý họ phải trả
tiền cho lựa chọn của họ. Tuy nhiên, trên thực tế họ lại được trợ cấp cho hành
vi của mình. Đây là một nghịch lý cần phải thay đổi để tạo ra một động cơ khuyến
khích thay đổi hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế theo hướng sử dụng hiệu
quả năng lượng và dần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch bằng các nguồn
năng lượng xanh.
(Theo Project-Syndicate).
Subscribe to:
Posts (Atom)