Tuesday, April 16, 2013

Một định nghĩa mới về Phát triển bền vững

Phát triển bền vững trong khoảng hơn hai thập kỷ trở lại đây thường chủ yếu được hiểu theo định nghĩa Brundtland (WECD, 1987):

"Development that meets the needs of the present without compromising the ability of future generations to meet their own needs."
tạm dịch là:
"Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai."

Theo quan điểm này, một phát triển bền vững phải đảm bảo được sự cân đối giữa 3 trụ cột mục tiêu: Kinh tế, Xã hội và Môi trường. Mối quan hệ giữa 3 đại lượng này được hiểu rằng giữa chúng có sự tương tác với nhau mặc dù được xem xét độc lập. Tuy nhiên gần đây, có một xu hướng mới khi thay đổi quan điểm về trụ cột mục tiêu cho phát triển bền vững theo hướng: (1) hệ sinh thái được xem là trụ cột phù hợp hơn so với môi trường, (2) mối quan hệ giữa 3 đại lượng này tồn tại theo kiểu bao gồm, tức là nền kinh tề nằm trong một hệ thống xã hội rộng lớn hơn, và cả hai đều tồn tại trong một hệ sinh thái toàn bộ. Từ sự thay đổi đó, mục tiêu được đặt ra là bảo vệ sự tồn tại của cả hệ sinh thái như để đạt được phát triển bền vững. 

Rõ ràng đã có những sự thay đổi trong cách hiểu thế nào là phát triển bền vững. Griggs và cộng sự (2013) đã đưa ra một khái niệm mới như sau:

“Development that meets the needs of the present while safeguarding Earth’s life-support system, on which the welfare of current and future generations depends.”

tạm dịch là:

“Phát triển bền vững là phát triển trong đó đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại và bảo vệ hệ thống hỗ trợ sự sống của trái đất, là cơ sở cho sự tồn tại phúc lợi của các thế hệ hiện tại và tương lai.”

Hình mẫu mới về mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và sinh thái:


Từ đó Griggs và cộng sự cũng đã đưa ra các mục tiêu cho phát triển bền vững đến 2030:



Tham khảo: 
Griggs, D., Stafford-Smith, M.,  Gaffney, O.,  Rockström, J., Öhman, M.C., Shyamsundar, P., Steffen, W., Glaser, G., Kanie, N., Noble, I.(2013).Sustainable development goals for people and planet. Nature, 495: 305–307. 

WCED (World Commission on Environment and Development) (1987). Our Common Future. New York: Oxford University Press.