Thursday, May 31, 2012

Minh họa GDP của Việt Nam so sánh với thế giới


"...Điều này cũng có lý. Nếu hiện tại thu nhập của bạn là 800 đôla thì việc có thêm 1000 đôla sẽ có ý nghĩa nhiều hơn là nếu ở hiện tại bạn có thu nhập 40000 đôla. Phần trăm tăng thêm là lớn hơn đối với người nghèo dù lượng tăng hoàn toàn giống nhau. Nhưng quan trọng hơn, với một người nghèo, có thêm 1000 đôla đó có thể có nghĩa rằng con cái của họ đang được học hành tốt hơn..." (Trích trong The Next Convergence, Michael Spence, 2011)

GDP (Current Exchange Rate)

Nguồn: NPR

Tuesday, May 22, 2012

Regulations or Deregulations?

Should we make regulations or deregulations in the financial market?

Let's see Paul Krugman's view here and here.

Sunday, May 20, 2012

Giá sẵn lòng trả trung bình của thế giới để giảm thiểu tác động của nóng lên toàn cầu là bao nhiêu?

Nóng lên toàn cầu (global warming) là hiện tượng tăng nhiệt độ liên tục trên bề mặt trái đất và đại dương trên phạm vi toàn cầu, chứ không chỉ riêng rẽ một quốc gia hay châu lục nào cả. Tác động của nó đến cuộc sống của con người đã rõ ràng nên cần thiết phải đưa ra các chính sách giải quyết. Cung cấp các chính sách, chương trình hay hành động làm giảm thiểu tác động của nó tại một quốc gia nào đó thì cũng giống như việc cung cấp hàng hóa công toàn cầu. Tôi lấy ví dụ, theo thống kê của IEA (2011) Trung Quốc và OECD lần lượt chiếm 23.7% và 41.5% số lượng CO2 phát thải ra bên ngoài môi trường. Vì số lượng phát thải CO2 là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu nên việc đưa ra các chính sách làm giảm đi lượng CO2 thì sẽ giúp giảm thiểu nóng lên toàn cầu. Tôi giả sử rằng, Trung Quốc và OECD thực sự là “những người anh em tốt của chúng ta” khi họ giảm phát thải CO2 xuống 50% và nhờ vậy nóng lên toàn cầu giảm xuống. Rõ ràng là người dân ở các nước trên thế giới được hưởng lợi (trừ một số người thích nóng lên toàn cầu) nhưng Trung Quốc và OECD thì phải gánh chịu chi phí cho việc thực hiện giảm thiểu CO2 như tôi giả định ở trên. Như vậy, Trung Quốc và OECD như đang cung cấp hàng hóa công toàn  cầu: Họ bị tổn thất chi phí cho việc cung cấp “hàng hóa” này nhưng không thể loại trừ phần còn lại của thế giới những người không bỏ chi phí  được hưởng lợi. Nếu vậy thì xét dưới góc độ hành vi duy lý, nếu bạn là Trung Quốc hay OECD, bạn có chấp nhận là “những người anh em tốt” hay không? Câu trả lời từ thực tế là: Không, Không và Không. Hội nghị Copenhagen (2009) đã thất bại trong việc tìm ra tiếng nói chung cho việc cắt giảm CO2. Lý do gì thì có thể bạn đã biết rồi đấy?

Tuesday, May 08, 2012

Huân chương John Bates Clark 2012

Hàng năm, Hiệp hội Kinh tế học Hoa Kỳ đều trao Huân chương John Bates Clark cho (các) nhà kinh tế học xuất sắc dưới 40 tuổi bởi những sự đóng góp quan trọng của họ cho lý thuyết kinh tế học đương đại (trước 2009, giải thưởng này được trao 2 năm 1 lần). Giải thưởng này được xem là một “pre-nobel prize” bởi các nhà kinh tế học khi đã nhận được giải thưởng này thì đều trở thành những ứng viên nặng ký cho giải thưởng Nobel kinh tế học sau đó. Và trên thực tế đã có nhiều nhà kinh tế học được tôn vinh với giải thưởng Nobel sau khi nhận được huân chương John Bates Clark. Năm 1947, Paul A. Samuelson là nhà kinh tế học đầu tiên nhận giải thưởng này và sau đó vào năm 1970  ông đã nhận giải Nobel kinh tế. Tương tự như vậy đối với các trường hợp của Milton Friedman; James Tobin; Kenneth J. Arrow; Lawrence R. Klein; Robert M. Solow ; Gary S. Becker; Daniel McFadden ; Joseph E. Stiglitz; Michael Spence; James J. Heckman; Paul R. Krugman. Do đó, những ai được nhận Huân chương John Bates Clark thì thực sự là những tên tuổi lớn trong làng kinh tế học thế giới.

Saturday, May 05, 2012

Giáo dục và tăng trưởng kinh tế


Bài viết này xem xét các lý thuyết về mối quan hệ giữa giáo dục với tăng trưởng kinh tế tại khu vực Đông Á. Bài viết cho thấy giáo dục đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế nhưng nó chưa phải là một điều kiện đủ. Sự bổ khuyết của giáo dục cho các yếu tố khác để nâng cao năng suất và hiệu quả thường được nhìn nhận như là cách thức phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm thì lại không rõ ràng và khó thuyết phục vì các vấn đề liên quan tới kinh tế lượng. Những phân tích thống kê cho rằng mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Á được nhìn nhận theo hai hướng. Mặc dù vậy, việc đánh giá giáo dục là một bộ phận trong cấu thành các giá trị ở châu Á đã được chấp nhận rộng rãi. Theo đó, giáo dục được xem là yếu tố quyết định đáng kể thu nhập một cách lâu dài và một nhân tố tăng trưởng quan trọng, ngoại trừ khả năng giáo dục có thể làm tăng năng suất. Hệ thống giáo dục ở khu vực Đông Á cũng được hình thành và phát triển theo các giai đoạn phát triển kinh tế: ở giai đoạn phát triển kinh tế cao hơn, nhu cầu về giáo dục nhiều hơn và yêu cầu chất lượng cao hơn.